Top 4 Bí Mật Về Cuộc Sống Người Trồng Trà Tân Cương

60 / 100

Trà Tân Cương là một trong những loại trà ngon nhất Việt Nam. Nhờ trồng trà, đời sống của người dân Tân Cương đã được cải thiện đáng kể. Họ có thu nhập ổn định, xây được nhà cửa khang trang.

Để có được những thay đổi tích cực, người trồng trà có cuộc sống như nào hãy cùng Công Ty TNHH TH Hải Đăng tìm hiểu rõ hơn.

MÙA XUÂN

   Trước mùa vụ thu hái

   – Sau đợt thu hoạch cuối cùng từ tháng 11, 12 dương lịch, người trồng chè đốn tỉa cành, tạo tán và ra Giêng bón thúc để cây chè đón mùa xuân và ra chồi búp.

   – Đặc trưng chính của trà xuân là màu nước vàng óng, đậm đà, thơm mùi cốm mới mát dịu, nước trà càng về cuối càng xanh trong cùng vị ngọt đọng lại rất 

   lâu.

  Thưởng Trà ( buổi sáng)

  – Với một người yêu trà, nghiên cứu và trồng nhiều loại chè, thưởng trà vào sáng sớm không chỉ là một thói quen mà còn là một nét văn hóa.

  – Buổi sáng thói quen của người trồng trà thường bắt đầu bằng một tách trà nóng vì trà không chỉ tốt cho sức khỏe, trà còn giúp cho tinh thần thư thái. 

  Thu hái chè ( buổi sáng)

  – Sáng sớm là thời gian hoàn hảo nhất để bắt đầu thu hái những lá chè tươi non. Bởi qua đêm lá chè sẽ hấp thụ những dưỡng chất tốt nhất từ thiên nhiên, búp chè ngậm sương sẽ cho nguyên liệu ngon nhất để sản xuất. Nếu hái vào thời điểm buổi trưa, chất lượng lá chè sẽ bị cháy nắng cho ra phẩm trà không đạt chất lượng.

– Chè muốn ngon thì phải hái đúng giờ, phải từ 7 giờ đến 10 giờ, chậm nhất là 11 giờ. 

2

 Vận chuyển bảo quản búp chè tươi ( buổi chiều)

 Sau khi thu hái xong, người trồng trà sẽ vận chuyển nguyên liệu đến nơi sản xuất chế biến

 – Nguyên liệu loại đặc biệt: Chỉ có 1 tôm.

 – Nguyên liệu loại 1: Gồm 1 tôm 1 lá non.

 – Nguyên liệu loại 2: Gồm 1 tôm 2 lá non.

 – Nguyên liệu loại 3: Gồm 1 tôm 3 lá non và búp mù.

 – Chè búp tươi thu xong phải để nơi râm mát, bỏ trong sọt không nén chặt, không đựng trong bao kín, không để héo, lẫn bẩn với vật lạ, tạp chất. Hái xong phải đưa ngay đến nơi chế biến nếu không phải bảo quản ở phòng có quạt làm mát: Rải búp đều với bề dày không quá 20cm, thường xuyên đảo rũ khoảng 2 giờ/lần. Chậm nhất không quá 4 giờ phải đưa đến cơ sở chế biến.

 – Khi vận chuyển không được để giỏ, sọt đựng chè trực tiếp xuống đất để tránh nguy cơ gây ô nhiễm. Nếu cần thiết phải đặt xuống nền đất, thì phải trải một lớp bạt bằng nilon xuống mặt đất, sau đó mới để các giỏ, sọt chè lên trên.

 Chế biến ( buổi chiều, tối)

Quy trình chế biến chè xanh gồm các bước sau:

– Nguyên liệu; Héo nhẹ (xao hoặc xào);  diệt men; vò và làm tươi, sấy khô (sấy sơ bộ); xao lăn tạo hình và làm khô); phân loại, thành phẩm.

– Héo nhẹ: Làm giảm đi một lượng ẩm nhất định làm đọt chè mềm mại hơn, tạo thuận lợi cho quá trình diệt men tiếp theo được triệt để.

– Kỹ thuật héo nhẹ là dùng nong thưa để rải chè, mỗi nong rải từ 1,5 – 2kg. Trong thời gian hong héo cứ 0,5 – 1 giờ lại đảo nhẹ chè trên nong một lần, thời gian héo nhẹ từ 3 – 6 giờ khi chè đạt tới hương thơm mùi hoa tươi thì đưa đi diệt men.

– Diệt men: Là dùng nhiệt độ cao để đình chỉ ngay mọi hoạt động của enzim (men) đồng thời làm cho cánh chè mềm dẻo tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình vò chè, làm giảm các chất gây mùi hăng ngái, hương thơm của chè xuất hiện.

– Vò chè và làm tươi: Vò chè làm xoăn dập, làm cho nước ép lên bề mặt lá, sau khi sấy khô thì đọng lại và hòa tan nhanh khi pha chè. Chè được vò 2 lần, mỗi lần vò từ 25 – 30 phút. Sau mỗi lần vò, chè phải được rũ tơi. Kết thúc quá trình vò, chè xoăn chặt dạng sợi.

– Sấy chè: Làm giảm lượng nước trong chè đến độ ẩm cần thiết, cố định một phần độ xoăn của cánh chè sau khi vò, đồng thời góp phần tăng cường hương thơm cho chè thành phẩm. Nhiệt độ không khí nóng khi sấy là 95 -105 độ C, thời gian sấy 15 – 20 phút. Kết thúc quá trình sấy, thủy phần của chè từ 30 – 35%. Sau khi sấy chè đang nóng và ẩm cần được tãi mỏng.

– Xao lăn tạo hình và làm khô: Sau khi sấy sơ bộ, thủy phần của chè còn cao và ngoại hình thô. Dưới tác dụng của nhiệt, tác động cơ học của thiết bị, chè được làm khô tới độ ẩm yêu cầu, ngoại hình chè xoăn chắc, mùi thơm của chè bắt đầu xuất hiện. Nhiệt độ thành thiết bị khi sao lăn là 120-150 độ C, thời gian sao 30 – 40 phút. Kết thúc quá trình sao, chè khô đều xoăn chặt, thủy phần còn lại khoảng 3 – 5% gọi là chè xanh bán thành phẩm.

7

Sau khi thu hái

– Hàng ngày người trồng chè vẫn kiểm tra độ ẩm của cây chè để bổ xung tưới nước kịp thời

– Sau thu hái người trồng trà sẽ thực hiện công việc bón phân 

– Sau đó sẽ tiếp tục thu người dân bắt đầu hái chè lứa tiếp theo quy tắc hái chừa 2 lá và lá cá, tạo tán bằng. Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

 MÙA HÈ THU

– Vụ hè thu (tháng 5 – 10) người trồng chè sẽ hái theo kỹ thuật chừa 1 lá cá + 1 lá thật tạo tán bằng . Những đọt vượt cao hơn mặt tán thì hái sát lá cá.

– Hái chè theo các lứa sau 30 -35 ngày sẽ có 1 lứa hái.

– Sau khi hái 10 – 12 ngày khi hái, khi có 40 – 60% số cành chè bật chồi.

 VỤ ĐÔNG

– Vụ đông (tháng 11-12): Tháng 11 hái chừa lá cá, tháng 12 hái cả lá cá.

 Đốn chè

–  Vào tháng 12 – 1, người trồng chè sẽ đốn phớt nương chè, dùng máy đốn có lưỡi dạng phẳng để đốn chè.

–   Chiều cao trung bình vết đốn phớt từ 2 – 4 cm so với vết đốn cũ, chiều cao tán chè duy trì 45 – 65 cm.

 

“Trà Tân Cương – một lần thưởng thức, nhớ mãi không quên.”

Bạn muốn thưởng thức Trà Tân Cương hãy liên hệ với công ty TNHH TH Hải Đăng qua các số điện thoại sau: 0966.22.1682 – 0866.107.007 – 0869.310.189 – 0916.258.995 – 0983.192.882 hoặc địa chỉ: Công Ty TNHH TH Hải Đăng – Tổ 10 – P. Hoàng Văn Thụ. Tp. Thái Nguyên.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *